Tin tức

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam là 1 trong các Trung tâm sản xuất đồ gỗ chất lượng của Thế giớ

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng và phân tích những cơ hội, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Đồng thời còn là cơ sở để Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tận dụng cơ hội thị trường mới hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD vào năm 2018 và phát triển bền vững những năm tiếp theo.

“Từ điểm xuất phát thấp, chúng ta chỉ chủ yếu sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nguyên liệu thô sang một số nước châu Á, đến nay ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã tạo ra được những sản phẩm mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước“ - Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường báo cáo tại hội nghị.

 

“Thời gian qua ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, kết quà 8,02 tỷ USD năm 2017, tăng 2,7 lần trong thời gian 10 năm là một kết quả ấn tượng” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng còn khẳng định, tầm nhìn của ngành công nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025 và lâu dài “Việt Nam là một trong các trung tâm sản xuất đồ gỗ có chất lượng của thế giới từ nguồn gỗ hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Qua đó Thủ tướng chỉ đạo, ngành chế biến gỗ trong thời gian tới cần định hướng phát triển bền vững dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị trường gỗ quốc, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ quản lý phù hợp và tay nghề cao cùng với hệ thống công nghiệp hỗ trợ hiệu quả.

Vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), hiện nay với yêu cầu gỗ nhập khẩu phải đảm bảo 100% gỗ sạch đang gây khó khăn vì khối lượng gỗ nhập khẩu hàng năm rất lớn và từ nhiều thị trường khác nhau. Chính sách xuất khẩu của các nước cũng khác nhau. Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu:  từ các nước có nguồn nguyên liệu có tính pháp lý cao như như Mỹ, Chile, New zeland, các nước EU và từ các nước có rủi ro cao như: Lào, Campuchia, Châu phi và PNG. Do đó việc lựa chọn thị trường gỗ nhập khẩu 100% gỗ sạch là một thách thức với Doanh nghiệp.

“Nhập khẩu với khối lượng lớn từ nhiều quốc gia khác nhau và bằng nhiều đường khác nhau, nên rất khó khăn trong việc kiểm soát nguồn cung. Do tình trạng nhập khẩu gỗ như vậy đã dẫn đến việc tranh mua, tranh bán, ép giá” - ông Hoài nhấn mạnh.

Thực trạng ngành gỗ hiện nay trừ gỗ cao su, gỗ vườn nhà, còn lại gỗ rừng trồng chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, năng suất thấp và chất lượng không cao. Khối lượng gỗ lớn nhưng số lượng dùng để chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất thì rất nhỏ. Đồng thời, các chuyên gia đầu ngành còn cho biết các doanh nghiệp nhỏ của ngành gỗ hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn trong thủ tục chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp, trong khi đây lại là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu được sản phẩm. Câu chuyện về bài toán nguồn nhân lực của ngành hiện nay cũng khiến nhiều doanh nghiệp khá lo lắng khi ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến.

“Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn trong khâu chứng nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp mà nhất là các thủ tục hành chính. Không những vậy ngành còn gặp nhiều khó khăn về bài toán nguồn nhân lực có tay nghề cao”. Ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM chia sẻ.

Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh tầm nhìn của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam đến năm 2025 và cả về lâu dài cần định hướng phát triển bền vững dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ quản lý phù hợp và tay nghề cao cùng với hệ thống công nghiệp hỗ trợ hiệu quả. Thủ tướng khẳng định, sắp tới Chính phủ sẽ xem xét để ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tối đa để ngành gỗ Việt Nam trở thành ngành một trong những ngành mũi nhọn không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Nguồn:Kim Ngọc

NTD
T
Tags:
Các tin khác
hình hình hình hình
Đăng ký nhận tin
Cập nhật thông tin ưu đãi mới nhất